98% tòa nhà xây trong năm năm trở lại đây không có cách nhiệt, 75% sử dụng một lớp kính, 41% có tỷ lệ kính trên tường – WWR – lớn hơn 0.25 (VNEEP, 2017). Vì các công trình này thường sử dụng rất nhiều kính, làm cho không gian bên trong nhà chịu tác động mạnh từ bên ngoài như quá nóng, chói sáng và không thông thoáng.
Nguyên nhân cần có giải pháp thiết kế tích hợp lớp vỏ bao che cho công trình
Theo số liệu thống kê của World Bank và các điều tra liên quan, xây dựng – kiến trúc tiêu thụ tới khoảng 70% tổng sử dụng vật liệu tự nhiên, khoảng 40% tổng tiêu thụ năng lượng điện và sản sinh ra khoảng 30% tổng lượng “khí nhà kính” trên toàn thế giới.
Ở Việt Nam, theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tổng tiêu thụ năng lượng của các tòa nhà dân dụng của nước ta ngày càng tăng, cụ thể: năm 2003 chiếm 22,4%, đến năm 2014 chiếm khoảng 37 – 38% tổng mức tiêu thụ năng lượng của quốc gia. Theo thông tin của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), tỷ lệ sử dụng điện trong công trình nhà ở và hành chính chiếm trên 88% tỷ lệ sử dụng điện trong các công trình xây dựng.
Do vậy, vấn đề về hiệu quả sử dụng năng lượng đã, đang và sẽ là mối quan tâm hàng đầu trong nền kinh tế Việt Nam nói chung, thiết kế và xây dựng các công trình nói riêng. Trong xây dựng, giải pháp thiết kế tích hợp vỏ bao che là một trong những giải pháp tối ưu cho công trình có hiệu quả sử dụng năng lượng cao.
Sự khác nhau về mức tiêu thụ năng lượng đối với thiết kế vỏ bao che thông thường và thụ động (Lê Lương Vàng, 2021)
Thực trạng công trình hiện nay
Khảo sát cho thấy: “98% tòa nhà xây trong năm năm trở lại đây không có cách nhiệt, 75% sử dụng một lớp kính, 41% có tỷ lệ kính trên tường – WWR – lớn hơn 0.25 (VNEEP, 2017). Vì các công trình này thường sử dụng rất nhiều kính, làm cho không gian bên trong nhà chịu tác động mạnh từ bên ngoài như quá nóng, chói sáng và không thông thoáng. Do đó, ở các công trình này thường phải sử dụng các giải pháp mang tính “chữa cháy” như dán phim cách nhiệt, dùng rèm che nắng và bật đèn điện, sử dụng điều hòa và quạt để làm mát… gây tốn kém và không hiệu quả và nếu không sử dụng những giải pháp đó thì công trình hầu như không thể sử dụng được.
Từ đó dẫn đến hậu quả về vấn đề lãng phí năng lượng và không hiệu quả kinh tế, đồng thời phần nào ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần người sử dụng.
Vì thế, giải pháp thiết kế tích hợp vỏ bao che là cần thiết để giảm nhu cầu năng lượng của công trình, tăng khả năng thoáng gió, tạo nên không gian dễ chịu và nâng cao tinh thần của người bên trong công trình.
Vật liệu sử dụng cho lớp vỏ bao che, ngoài vật liệu kính, nên chọn sử dụng những vật liệu nhẹ bền, có khả năng phát thải nhiệt nhanh, thân thiện với môi trường, không chứa chất độc hại cho con người và có thể tái chế được.
Lợi ích của vách dựng xuyên sáng Danpal đối với lớp vỏ bao che công trình
Một trong những giải pháp có thể đáp ứng được các yêu cầu của vật liệu trên và cũng đang dần được áp dụng phổ biến, đó là giải pháp vách dựng xuyên sáng từ vật liệu nhẹ polycarbonate. Danpal, thương hiệu từ Israel, đi đầu nghiên cứu và phát triển các giải pháp xuyên sáng từ polycarbonate trong hơn 50 năm qua.
Hệ giải pháp vách dựng xuyên sáng từ Danpal
- Vách dựng xuyên sáng Danpal giải quyết tốt 3 vấn đề chính của ánh sáng tự nhiên: cường độ, nhiệt độ và độ chói
Tấm Danpal có cấu trúc microcell đặc biệt, nhiều ông vuông rỗng siêu nhỏ, giúp ánh sáng được khuếch tán chan hòa, tạo không gian tràn ngập ánh sáng nhưng cường độ được giảm đi rất nhiều, tạo sự dễ chịu và không gây chói mắt, cách nhiệt vượt trội với chỉ số U-value < 2, đồng thời chống tia UV đến 99.99%.
Cấu trúc microcell và cấu tạo ngầm liên kết răng kép
Không gian tạo nên từ vách dựng xuyên sáng Danpal
- Vách dựng xuyên sáng Danpal an toàn và tiết kiệm chi phí
Trọng lượng siêu nhẹ, từ 5kg/m2, của hệ vách dựng Danpal giúp giảm đáng kể chi phí cho phần kết cấu, cũng như chi phí và thời gian thi công, tiến độ hoàn thành có thể nhanh gấp đôi hoặc hơn so với hệ vách dựng nhôm kính.
See also
Nhờ khả năng lấy sáng không gây chói mắt và cách nhiệt cao, hệ vách xuyên sáng còn giúp tiết kiệm nhiều cho chi phí điện năng sử dụng cho đèn và điều hòa, cùng giảm thiểu chi phí không cần thiết như rèm hay các loại phim và sơn cách nhiệt.
Ngoài ra, hệ vách dựng từ polycarbonate có độ chống va đập gấp hơn 200 lần so với kính, không lo vấn đề bể vỡ do va chạm hay thời tiết.
Tấm Danpal có thể dài hơn 30m
- Tấm xuyên sáng Danpal kết hợp hoàn hảo với đèn LED
Với cấu trúc microcell của tấm Danpal, giúp khuếch tán và làm cho hiệu ứng ánh sáng từ đèn LED trở nên rực rỡ nhất, mang lại sức sống tràn ngập về đêm cho công trình.
- Tấm Danpal thân thiện mới môi trường
Lượng phát thải khi sản xuất ra tấm polycarbonate Danpal được báo cáo là khá thấp so với sản xuất các vật liệu khác. Đồng thời, trọng lượng cực nhẹ nên quá trình vận chuyển tấm polycarbonate cũng phát thải ít hơn.
Biểu đồ lượng phát thải hệ vách dựng xuyên sáng Danpal so sánh với hệ nhôm kính
Tấm Danpal có khả năng tái chế 100%, không phát sinh chất gây độc hại cho con người. Danpal cũng đạt được nhiều chứng nhận và chứng chỉ xanh trên thế giới, đáp ứng các yêu cầu khắt khe của các dự án công trình xanh.
Nguồn: interiordaily
Xu hướng vật liệu